số may mắn

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết số ca mắc tay chân miệng trong tuần đầu tiên của nhà tù hỏa lò

【nhà tù hỏa lò】Số ca chân tay miệng ở Hà Nội tăng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết số ca mắc tay chân miệng trong tuần đầu tiên của tháng 10 tăng gấp đôi so với tháng 9; 3,ốcachântaymiệngởHàNộitănhà tù hỏa lò5 lần so với tháng 8.

Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như Sóc Sơn, Cầu Giấy, Hoài Đức, Hà Đông, Ba Vì, Thanh Xuân. Ngoài ra, trong tuần, thành phố cũng phát hiện thêm 2 ổ dịch tay chân miệng tại Sóc Sơn và Đống Đa.

Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.063 ca mắc tay chân miệng, tăng gần 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, không có ca tử vong.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71. Trong đó, Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, phổi, cơ tim, nguy cơ tử vong.

Đại diện CDC Hà Nội cho biết thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, kết hợp với việc học sinh đi học khiến số ca tay chân miệng tăng. Cơ quan này dự báo số ca sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Một bệnh nhi mắc chân tay miệng được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh:Trường Giang

Một bệnh nhi mắc chân tay miệng được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh:Trường Giang

ThS. Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Khi trẻ điều trị tại nhà, ngoài việc chăm sóc và uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến bệnh của con, tránh biến chứng.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng là sốt cao không đáp ứng với điều trị. Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ, uống thuốc vẫn không hạ sốt. Trẻ có thể giật mình - dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Trẻ quấy khóc dai dẳng, ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc. Một số dấu hiệu khác như khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng... cũng cảnh báo bệnh trở nặng.

Theo Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 86.078 ca mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc tăng 75,4%, số tử vong tăng 18%. Trước bối cảnh này, Bộ Y tế yêu cầu trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày, kể từ khi bệnh khởi phát, nhằm tránh lây lan.

Lê Nga

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap